Ông Hoàng Văn Nhâm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thái Sơn cho biết: Những năm trước đây bà con nông dân trong xã chỉ cấy 2 vụ lúa một năm nên cho thu nhập bấp bênh, đời sống rất khó khăn. Gần đây, nhờ có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bà con nông dân trong xã đã từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đưa những giống cây, con có tiềm năng vào sản xuất, trong đó phải kể đến các mô hình trồng rau màu vụ đông cho thu nhập cao. Qua thực tế sản xuất, bà con nơi đây đã áp dụng công thức luân canh cây trồng đạt giá trị thu nhập cao như: Lúa xuân – lúa mùa - bí đông; lúa xuân – lúa mùa - dưa lê hay cà chua... Thu nhập bình quân của nhiều hộ đều đạt từ 180 đến 200 triệu đồng/ha/năm. Tại các thôn có truyền thống làm vụ đông như thôn 1, 2 Minh Thái, thôn 1 Thái Bình, thôn 4 Thái Thủy có nhiều hộ đạt 210 đến 215 triệu đồng/ha.
Chị La Thị Nhất, thôn 1 Minh Thái cho biết: Gia đình chị có 5 sào ruộng 2 vụ lúa, Những năm gần đây, được tuyên truyền, vận động, hướng dẫn của khuyến nông và chính quyền địa phương, gia đình chị trồng bí đỏ ta vụ đông để tăng thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Chị chia sẻ, bí đỏ ta có ưu điểm bán được hoa, ngọn và quả, từ 5 sào bí đỏ chị cũng thu nhập hơn 40 triệu đồng, tính cả 3 vụ thu khoảng trăm triệu đồng/năm. Không chỉ có chị, nhiều hộ trong thôn cũng có thu nhập ổn định từ bí đỏ ta vụ đông như hộ ông Hoàng Văn Thành, Hoàng Văn Nga, Hoàng Văn Trường, Lê Duyên Hải... Vụ đông năm nay, gia đình chị cùng một số hộ khác tham gia mô hình trồng giống bí lai F1 868 với tổng diện tích hơn 4 ha/17 hộ. Chị nhận thấy bí lai F1 868 dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh lại cho năng suất cao. Bình quân 1 sào bí năng suất đạt khoảng 1.300 kg, bán với giá bình quân 6 nghìn đồng/kg thu 7 đến 7,5 triệu đồng, đặc biệt, do bí có ưu điểm quả nhỏ, gọn nên dễ tiêu thụ.
Chị La Thị Nhất, thôn 1 Minh Thái cho biết: Gia đình chị có 5 sào ruộng 2 vụ lúa, Những năm gần đây, được tuyên truyền, vận động, hướng dẫn của khuyến nông và chính quyền địa phương, gia đình chị trồng bí đỏ ta vụ đông để tăng thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Chị chia sẻ, bí đỏ ta có ưu điểm bán được hoa, ngọn và quả, từ 5 sào bí đỏ chị cũng thu nhập hơn 40 triệu đồng, tính cả 3 vụ thu khoảng trăm triệu đồng/năm. Không chỉ có chị, nhiều hộ trong thôn cũng có thu nhập ổn định từ bí đỏ ta vụ đông như hộ ông Hoàng Văn Thành, Hoàng Văn Nga, Hoàng Văn Trường, Lê Duyên Hải... Vụ đông năm nay, gia đình chị cùng một số hộ khác tham gia mô hình trồng giống bí lai F1 868 với tổng diện tích hơn 4 ha/17 hộ. Chị nhận thấy bí lai F1 868 dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh lại cho năng suất cao. Bình quân 1 sào bí năng suất đạt khoảng 1.300 kg, bán với giá bình quân 6 nghìn đồng/kg thu 7 đến 7,5 triệu đồng, đặc biệt, do bí có ưu điểm quả nhỏ, gọn nên dễ tiêu thụ.
![]() |
Ruộng bí của chị La Thị Nhất, thôn 1 Minh Thái |
Chị Phạm Thị Hải, thôn 4 Thái Thủy có 3,6 sào ruộng trồng cà chua, mỗi vụ cho đến vài tấn quả cũng thu được 40 đến 50 triệu đồng. Chị hồ hởi tâm sự: Cà chua sắp thu hái vào khoảng giáp Tết là các tư thương từ các chợ lân cận đến tận vườn thu mua, ngoài trồng cà chua chị nuôi thêm lợn, gà, trâu thu nhập cũng tương đối, do đó, gia đình chị cũng là một trong những hộ khá giả của thôn.
Theo ông Lý Văn Mỵ, Trưởng thôn kiêm Bí thư chi bộ thôn: Thôn 4 Thái Thủy có 60% là đồng bào dân tộc thiểu số, với phương châm thoát khỏi thế độc canh cây lúa nên nhiều năm trở lại đây bà con nông dân đã năng động, luôn đi đầu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc lựa chọn từ cây giống, đến kỹ thuật chăm sóc để sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường đem lại hiệu quả và lợi nhuận cao nhất. Bởi vậy việc trồng cây vụ đông theo hướng hàng hóa đã trở thành truyền thống của người dân nơi đây.
Có thể nói, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã Thái Sơn, trong đó phải kể đến việc mở rộng trồng rau màu vụ đông đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống, từ đó đổi mới bộ mặt nông thôn địa phương.
Trần Thị Thường – TTKN