I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
Nhiệt độ: Trung bình: 24oC, cao: 29oC. thấp: 19oC;
Ẩm độ: Trung bình: 75 %, cao: 80%, thấp: 70 %; Số giờ nắng: 25 giờ;
Lượng mưa: Từ 5-10 mm.
Nhận xét khác: Trong kỳ các ngày có nắng nhẹ, một số ngày có mưa nhỏ rải rác vào đêm và sáng sớm.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Cây lúa:
Vụ |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo cấy (ha) |
Diện tích thu hoạch (ha) |
Mùa |
Sớm |
Thu hoạch xong |
6.348 |
6.348 |
Chính vụ |
Chín thu hoạch xong |
16.756,5 |
16.756,5 |
|
Muộn |
Chín sữa-chín thu hoạch |
2.022,04 |
1.226 |
2.2. Cây trồng khác
Nhóm/loại cây |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo trồng (ha) |
- Ngô Hè Thu |
Chín sáp-chín thu hoạch |
4.628,2 |
- Ngô Đông |
3-8 lá-xoáy nõn |
5,160,2 |
- Rau đông |
Phát triển thân lá |
2,087.5 |
- Cây lạc |
Củ chắc-thu hoạch |
1.219,6 |
- Cây đậu tương |
Quả chín thu hoạch |
320,8 |
- Cây nhãn |
Lộc bánh tẻ |
919,4 |
- Cây vải |
Lộc bánh tẻ |
348,6 |
- Cây cam |
Phát triển quả-quả xanh-chín thu hoạch |
6.888 |
- Cây bưởi |
Phát triển quả-quả xanh-chín thu hoạch |
3.291 |
- Cây mía |
Tích lũy đường |
2.693,7 |
- Cây chè |
Phát triển búp (chủ yếu là chè kinh doanh) |
7.930,1 |
- Cây keo |
|
184.487,8 |
3. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai: Ngập úng, lũ quét
Cây trồng |
Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha) |
||||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Đã trồng |
Để đất trống |
|
|
|
|
|
|
|
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU
1. Mật độ, tỷ lệ SVGH chủ yếu
TT |
Tên SVGH |
Mật độ sâu (c/m2), tỷ lệ bệnh (%) |
Tuổi sâu, cấp bệnh phổ biến |
Phân bố |
||||||||
Phổ biến |
Cao |
Cục bộ |
||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
||||||
I |
Cây lúa mùa muộn (GĐST: Chín sáp-chín thu hoạch |
|||||||||||
- |
Rầy nâu, rầy lưng trắng |
Rải rác |
300-500 |
|
T4-5-TT |
Huyện Na Hang và thành phố Tuyên Quang |
||||||
- |
Sâu cuốn lá nhỏ |
Rải rác |
5-6 |
|
T5-4-N |
|||||||
- |
Sâu đục thân 2 chấm |
Rải rác |
2 |
|
T4-5 |
|||||||
- |
Bệnh bạc lá |
Rải rác |
5-10 |
|
C3-5-7 |
|||||||
- |
Sâu cắn gié |
Rải rác |
2 |
|
SN |
|||||||
- |
Bệnh đốm sọc vi khuẩn |
2 |
5-10 |
|
C1-3-7 |
|||||||
- |
Bệnh đạo ôn cổ bông |
1 |
2 |
|
C1 |
|||||||
- |
Bệnh khô vằn |
2-5 |
10-20 |
|
N-TT |
|||||||
- |
Nhện gié |
Rải rác |
1 |
|
C1-3 |
|||||||
- |
Bệnh đen lép hạt |
Rải rác |
2 |
|
C1 |
|||||||
- |
Chuột hại |
Rải rác |
2-3 |
|
|
|||||||
II |
Cây ngô |
|||||||||||
1 |
Ngô Hè Thu (GĐST: Chín sáp- chín thu hoạch) |
|||||||||||
- |
Trưởng thành sâu keo mùa thu |
Rải rác |
1 |
|
TT |
|
||||||
- |
Sâu đục bắp |
Rải rác |
1-2 |
5 |
SN |
|||||||
- |
Bệnh đốm lá lớn |
Rải rác |
5-10 |
|
C1-3 |
|||||||
- |
Bệnh khô vằn |
Rải rác |
4-6 |
|
C1-3 |
|||||||
2 |
Ngô Đông (3-8 lá-xoáy nõn) |
|||||||||||
- |
Sâu keo mùa thu |
Rải rác- |
2-4 |
|
SN |
Các huyện và thành phố Tuyên Quang |
||||||
- |
Châu chấu |
Rải rác |
1-2 |
|
Non-TT |
|||||||
- |
Bệnh huyết dụ |
Rải rác |
1-3 |
|
C1 |
|||||||
- |
Bệnh đốm lá |
% SL |
Rải rác |
5 |
C1 |
|||||||
III |
Cây rau đông (GĐST: Phát triển thân lá) |
|||||||||||
- |
Sâu tơ |
0,5 |
2 |
|
SN |
Huyện Yên Sơn, Sơn Dươg, Na Hang, Lâm Bình, thành phố Tuyên Quang. |
||||||
- |
Sâu xanh |
0,2 |
1 |
|
SN |
|||||||
- |
Bọ nhảy |
Rải rác |
3 |
|
Non-TT |
|||||||
- |
Rệp |
Rải rác |
1-3 |
|
C1 |
|||||||
- |
Bệnh thối nhũn |
Rải rác |
1-2 |
|
|
|||||||
- |
Bệnh lở cổ rễ |
Rải rác |
1-2 |
|
|
|||||||
IV |
Cây ăn quả |
|||||||||||
1 |
Cây nhãn (GĐST: Lộc bánh tẻ) |
|||||||||||
- |
Bệnh thán thư |
Rải rác |
1-2 |
|
C1-2 |
Huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang |
||||||
- |
Nhện lông nhung |
Rải rác |
1-2 |
|
C1-3 |
|||||||
- |
Bệnh chổi rồng |
Rải rác |
|
|
|
|||||||
2 |
Cây cam (GĐST: Phát triển quả-quả xanh) |
|||||||||||
- |
Nhóm nhện nhỏ (Nhện đỏ, trắng nhện rám vàng) |
3-4 |
10 |
|
C1-2-3 |
Huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hóa |
||||||
- |
Rệp sáp |
Rải rác |
2-3 |
|
C1 |
|||||||
- |
Ruồi vàng đục quả |
Rải rác |
1-3 |
|
SN |
|||||||
- |
Ngài chích hút quả |
Rải rác |
1-3 |
|
|
|||||||
- |
Bệnh ghẻ sẹo lá, quả |
3 |
|
|
C1-3-5 |
|||||||
- |
Bệnh loét lá, quả |
2 |
20 |
|
C1-3 |
|||||||
- |
Bệnh thán thư |
Rải rác |
1-3 |
|
C1 |
|||||||
- |
Bệnh vàng lá, thối rễ |
Rải rác |
|
|
C1 |
|||||||
3 |
Cây bưởi (GĐST: Phát triển quả-quả xanh-quả chín) |
|||||||||||
- |
Nhóm nhện nhỏ (Nhện đỏ, trắng nhện rám vàng) |
4 |
8 |
|
C1-3 |
Huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang |
||||||
- |
Rệp hại |
Rải rác |
3 |
|
C1 |
|||||||
- |
Bệnh thán thư |
Rải rác |
2 |
|
C1 |
|||||||
- |
Ruồi vàng đục quả |
Rải rác |
3 |
|
SN |
|||||||
- |
Bệnh loét quả, lá |
2 |
4-6 |
|
C1 |
|||||||
- |
Bệnh vàng lá, thối rễ |
Rải rác |
|
|
|
|||||||
V |
Cây công nghiệp |
|||||||||||
1 |
Cây mía (GĐST: Tích lũy đường) |
|||||||||||
- |
Sâu đục thân |
2 |
5 |
|
SN |
Huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa |
||||||
- |
Bọ hung |
1 |
2 |
|
SN |
|||||||
- |
Rệp xơ trắng |
3 |
9 |
|
C1 |
|||||||
- |
Rệp sáp |
1 |
8 |
|
C1-2 |
|||||||
2 |
Cây chè (GĐST: Phát triển búp) |
|||||||||||
- |
Rầy xanh |
3-4 |
7-10 |
|
C1-2 |
Huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, thành phố Tuyên Quang |
||||||
- |
Bọ trĩ |
2 |
5 |
|
C1-2 |
|||||||
- |
Bọ xít muỗi |
3 |
8-10 |
|
C1-2 |
|||||||
- |
Nhện đỏ |
5 |
12 |
|
C1-2 |
|||||||
- |
Bệnh đốm nâu |
2 |
|
|
C1 |
|||||||
- |
Bệnh thối búp |
2 |
6 |
|
C1 |
|||||||
- |
Bệnh chết loang |
Cục bộ |
|
|
C1 |
|||||||
VI |
Cây keo (GĐST: Vườn ươm -1-5 tuổi) |
|||||||||||
- |
Sâu nâu ăn lá |
Rải rác |
5-10 |
|
SN |
Huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Chiêm Hóa |
||||||
- |
Bệnh chết héo |
3-5 |
|
|
|
|||||||
- |
Bệnh thán thư |
Rải rác |
|
|
|
|||||||
2. Diện tích nhiễm SVGH chủ yếu
TT |
Tên SVGH |
Diện tích nhiễm (ha) |
Tổng DTN (ha) |
DT phòng trừ (ha) |
Phân bố |
||||
Nhẹ |
TB |
Nặng |
MT |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
|
1 |
Cây cam |
||||||||
- |
Nhóm Nhện nhỏ (nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng) |
10 |
|
|
|
10 |
10 |
Huyện Hàm Yên |
|
- |
Bệnh loét cam |
29 |
7,5 |
|
|
36,5 |
36,5 |
||
2 |
Cây ngô đông |
||||||||
- |
Sâu keo mùa thu |
10 |
5 |
1 |
|
16 |
10 |
Huyện Yên Sơn |
|
3 |
Cây chè |
||||||||
- |
Bọ trĩ |
5 |
|
|
|
5 |
5 |
Huyện Sơn Dương |
|
- |
Bọ xít muỗi |
24 |
3 |
|
|
30 |
30 |
Huyện Yên Sơn, Sơn Dương |
|
- |
Bệnh thối búp |
8 |
2 |
|
|
10 |
10 |
Huyện Sơn Dương |
|
3. Nhận xét tình hình SVGH trong kỳ
3.1. Cây lúa:
- Trên lúa chính vụ: Chín thu hoạch
- Trên lúa muộn: Chín sáp-chín thu hoạch:
+ Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 7 gây hại, mật độ phổ biến 200-300 con/m2, nơi cao 500 con/m2.
+ Sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 gây hại rải rác, mật độ nơi cao 5-6 con/m2.
+ Sau đục thân gây hại cục bộ một số ruộng, tỷ lệ hại nơi cao 2% số bông;
+ Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại cục bộ một số ruộng, tỷ lệ hại nơi cao 5-10% số lá.
+ Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ trên các giống nhiễm Nếp, BC15, TBR225…, tỷ lệ hại nơi cao 2-3 % số bông tại thành phố Tuyên Quang.
+ Bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh gây hại tăng tỷ lệ hại phổ biến 3-5%, nơi cao 8-10%, cục bộ 20 % số dảnh tại thành phố.
+ Chuột gây hại tăng, tỷ lệ hại nơi cao 3-5 % số dảnh tại các huyện, thành phố Tuyên Quang.
3.2. Cây ngô vụ đông
Sâu xám, châu chấu, sâu keo mùa thu mật độ nơi cao 2-3 con/m2 tại các huyện, thành phố.
3.3. Trên cây rau đông: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, rệp hại, bệnh thối nhũn gây hại rải rác.
3.4. Cây nhãn, vải: Bệnh thán thư, nhện lông nhung, bệnh chổi rồng gây hại rải rác.
3.5. Cây cam: - Nhóm nhện nhỏ (nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng) gây hại tăng, tỷ lệ hại phổ biến 3-4%, nơi cao 8-10% số lá, quả. Rệp sáp, ruồi vàng đục quả, ngài chích hút quả gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-3 % số quả.
- Bệnh sẹo, bệnh loét gây hại tỷ lệ hại phổ biến 3%, nơi cao 10% số lá, quả. Bệnh thán thư, bệnh vàng lá thối rễ hại rải rác.
3.6. Cây mía: Sâu đục thân gây hại tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số cây, rệp sáp, rệp bông xơ gây hại phổ biến 2-3 %, nơi cao 7-12 % số cây, bọ hung gây hại cục bộ, mật độ nơi cao 1-3 con/hố tại các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa.
3.7. Cây chè: Rầy xanh, nhện đỏ, bọ trĩ gây hại rải rác, bọ xít muỗi gây hại tăng tỷ lệ hại nơi cao 10-12% số búp, bệnh đốm nâu, thối búp gây hại rải rác, tỷ lệ hại phổ biến 3-5 %, nơi cao 6-8 % số búp, bệnh chết loang gây hại cục bộ một số vườn tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên và thành phố Tuyên Quang.
3.8. Cây keo: Sâu nâu ăn lá gây hại rải rác, bệnh chết héo tiếp tục gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số cây.
III. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
1. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới
1.1. Cây lúa mùa muộn: Chín sáp-chín thu hoạch
+ Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy lứa 7 tiếp tục gây hại, mật độ phổ biến 200-300 con/m2. Nơi cao 500-600 con/m2.
+ Sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 tiếp tục gây hại, mật độ nơi cao 5-10 con/m2.
+ Sâu đục thân lứa 6 tiếp tục gây hại rải rác.
+ Sâu cắn gié gây hại rải rác, mật độ nơi cao 2-3 con/m2.
+ Bệnh đạo ôn cổ bông tiếp tục phát sinh gây hại trên các giống nhiễm BC15, TBR225, Nếp…, tỷ lệ hại nơi cao 1-2% số bông.
+ Bệnh khô vằn tiếp tục gây hại tỷ lệ hại phổ biến 3-5%, nơi cao 10-20% số dảnh.
+ Nhện gié gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 2-3% số dảnh.
+ Chuột hại gây hại tăng tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số dảnh.
1.2. Cây ngô
- Vụ Hè Thu: Sâu đục bắp tiếp tục gây hại mật độ nơi cao 2-3 con/m2, bệnh khô vằn, đốm lá gây hại rải rác.
- Vụ Đông: Sâu xám, châu chấu, sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại, mật độ nơi cao 2-3 con/m2.
1.3. Trên cây rau đông: Sâu tơ, sâu xanh gây, rệp tiếp tục gây hại rải rác.
1.4. Cây nhãn, vải: Bệnh thán thư, nhện lông nhung, bệnh chổi rồng gây hại rải rác.
1.5. Cây cam: Nhóm nhện nhỏ (nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng) tiếp tục gây hại tăng, tỷ lệ hại phổ biến 3-4%, nơi cao 15-20% số lá, quả. Rệp sáp, ruồi vàng đục quả, ngài chích hút quả tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 1-3 % số quả.
- Bệnh sẹo, bệnh loét gây hại tỷ lệ hại phổ biến 3%, nơi cao 10% số lá, quả. Bệnh thán thư, bệnh vàng lá thối rễ hại rải rác.
1.6. Cây mía: Sâu đục thân gây hại tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số cây, rệp sáp, rệp bông xơ gây hại phổ biến 2-3 %, nơi cao 7-12 % số cây, bọ hung gây hại cục bộ, mật độ nơi cao 1-3 con/hố tại các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa.
1.7. Cây chè: Rầy xanh, nhện đỏ, bọ trĩ tiếp tục gây hại, bệnh đốm nâu, thối búp phát sinh gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 1-3 %, nơi cao 5-10 % số búp tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên và thành phố Tuyên Quang.
1.8. Cây keo: Sâu nâu ăn lá gây hại rải rác, bệnh chết héo tiếp tục gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số cây.
1.9. Cây ngô đông: Sâu xám gây hại rải rác, sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại tăng, mật độ nơi cao 2-3 con/m2 tại các huyện, thành phố.
1.10. Trên cây rau đông: Sâu tơ, sâu xanh, rệp hại phát sinh gây hại tăng, mật độ nơi 3-5 con/m2.
1.11. Cây nhãn, vải: Nhện lông nhung, chổi rồng gây hại rải rác.
1.12. Cây cam, bưởi: Nhóm nhện nhỏ (nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng) tiếp tục gây hại. Bọ xít xanh, ruồi vàng đục quả, ngài chích hút quả gây hại tăng, bệnh sẹo tiếp tục gây hại tăng, rệp sáp, bệnh thán thư, bệnh vàng lá thối rễ gây hại cục bộ một số vườn, bệnh hại tăng sau các đợt mưa kéo dài.
1.13. Cây mía: Sâu đục thân, bọ hung, rệp sáp, rệp bông xơ phát sinh gây hại cục bộ tại một số vườn, tỷ lệ hại nơi cao 5-10% số lá, cây.
1.14. Cây chè: Rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít muỗi, nhện đỏ tiếp tục gây hại.
1.15. Cây keo: Bệnh chết héo tiếp tục phát sinh gây hại cục bộ.
2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới
Đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố và Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố chỉ đạo cán bộ phụ
trách địa bàn chủ động:
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân khẩn trương thu hoạch lúa mùa để kịp thời làm đất trồng cây vụ đông ưa lạnh, ngắn ngày.
- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu, bệnh hại trên lúa mùa và cây trồng khác để hướng dẫn nhân dân biện pháp phòng, chống kịp thời. Trong đó cần lưu ý:
+ Sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 7, sâu đục thân lứa 6, nhện gié, bệnh đạo ôn cổ bông…gây hại trên lúa mùa muộn.
+ Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô đông.
+ Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, bệnh thối nhũn gây hại trên cây rau đông.
+ Nhóm nhện nhỏ (nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng), ruồi vàng đục quả, ngài chích hút quả, bệnh sẹo, loét.
+ Rệp sáp, rệp bông xơ trên cây mía.
+ Nhện đỏ, rầy xanh, bọ xít muỗi, bệnh thối búp… trên cây chè.
+ Bệnh chết héo trên cây keo.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang trân trọng thông báo./.