,

Trong ngành

Tin hoạt động Khuyến nông

Vừa qua, tại Nhà Văn hóa xã Thái Bình (huyện Yên Sơn) Công ty cổ phần tập đoàn giống cây trồng Việt Nam Vinaseed phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tổ chức 02 lớp tập huấn cho 140 hộ nông dân tham gia mô hình liên kết sản xuất giống lúa Đài thơm 8 và mô hình thử nghiệm giống lúa mới VNR20.

Tại lớp tập huấn các hộ nông dân được hướng dẫn cụ thể các biện pháp kỹ thuật sản xuất giống lúa Đài Thơm 8 và giống lúa VNR20: Mật độ gieo cấy, khâu làm đất, bón lót trước khi xuống giống; cách sử dụng các loại phân bón, phòng trừ cỏ dại, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ các loại sâu bệnh hại thường gặp cho cây lúa và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với các loại sâu bệnh... Qua đó, giúp các hộ nông dân nắm bắt được biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm đạt năng suất, sản lượng cao. Các hộ tham gia mô hình được Công ty hỗ trợ 100% giống lúa./. 

=======================

Nhằm cải tạo chất lượng nhãn, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây nhãn, năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai mô hình “Ghép cải tạo vườn nhãn” (thuộc dự án: Xây dựng mô hình ghép cải tạo nhãn tại các tỉnh miền núi phía Bắc) tại xã Thái Bình, huyện Yên Sơn. Mầm nhãn ghép sử dụng giống PH-M 99-11 là giống nhãn lồng Hưng Yên chín muộn đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống chính thức, được bảo hành về chất lượng, tiêu chuẩn quy định. Mô hình có quy mô 4 ha (trong đó có 02 ha gốc ghép  của mô hình được sử dụng theo phương pháp đốn lửng và 02 ha sử dụng theo phương pháp đốn đau) với 16 nhóm hộ nông dân tham gia.

Để thực hiện chương trình Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật đốn, chăm sóc chồi, phòng trừ sâu bệnh hại gốc ghép và mầm ghép. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% mắt ghép và 50% vật tư phân bón. Trong quá trình triển khai, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ thực hiện mô hình từ khâu đốn, tỉa, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại chồi gốc ghép đến chăm sóc sau ghép kịp thời nên tỷ lệ sống của mầm ghép đạt trên 90%. Hiện nay mầm ghép đang sinh trưởng phát triển tốt.

Mô hình ghép cải tạo nhãn được nhiều người dân trong xã đồng tình ủng hộ và đề nghị tiếp tục được triển khai nhân rộng mô hình tại địa phương bằng nguồn vốn do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ./.

========================

 

Trong 02 ngày, ngày 21 và 22/5/2019, Trung tâm Khuyến nông tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây keo lai bằng giống nuôi cấy mô” cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông và các cộng tác viên khuyến nông trên địa bàn các huyện, thành phố.

Tại lớp tập huấn, học viên được học 5 chuyên đề: Khái quát chung về hiệu quả trồng rừng; Kỹ thuật gieo ươm cây keo. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại keo lai nuôi cấy mô; Kỹ thuật khai thác, bảo quản và sơ chế gỗ keo; hạch toán kinh tế trồng rừng keo cho 1 chu kỳ khai thác. Trong thời gian tập huấn các học viên còn được thực hành tại hiện trường các kỹ thuật chăm sóc, tỉa thưa rừng keo, cách nhận biết sâu bệnh hại trên cây keo. Kết thúc khóa tập huấn, các học viên có thêm những kiến thức, kỹ năng, giúp các cán bộ khuyến nông chủ động, tự tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở.

=======================

Bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, vừa qua Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Chiêm Hóa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật chăm sóc cây có múi” cho 124 hộ dân tại xã Bình Nhân. Các học viên được giảng viên hướng dẫn một số kỹ thuật chọn giống, cách trồng, tỉa cành tạo tán, thụ phấn cho hoa; kỹ thật bón phân ở từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Cùng với đó, các học viên cũng đã được hướng dẫn kỹ thuật, cách nhận biết và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây có múi; kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Qua lớp tập huấn các học viên đã được cung cấp những kiến thức cần thiết về trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi, từ đó vận dụng kiến thức đã học được áp dụng cho từng khu vườn của gia đình mình để đạt hiệu quả chất lượng và năng suất cao nhằm phát triển kinh tế.

=========================

Trong tháng 5, từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục phối hợp cùng Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm, Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn, UBND xã Mỹ Bằng triển khai Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” với quy mô 30 ha/49 hộ tham gia.

Mục tiêu của Dự án: Tăng năng xuất từ 15 - 20%, chất lượng chè đạt tiêu chuẩn chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Tăng thu nhập ≥ 20 so với sản xuất ngoài mô hình.

Tổng lượng vật tư phân bón hỗ trợ cho các hộ là: 9.000 kg đạm ure, 10.500 kg phân lân, 4.500 kg kali, 45.000 kg phân hữu cơ vi sinh, 375 kg phân sinh học và 297 chai thuốc bảo vệ thực vật MIKTIN 3.6EC. Ngoài ra, các hộ tiếp tục ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm chè búp tươi với Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm thông qua Nhóm liên kết sản xuất với giá bán từ 5.000 - 5.500 đồng/kg chè búp tươi./.  

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục