,

Thủy lợi

Tuyên Quang chủ động ứng phó với tình trạng thiếu nước sản xuất

Hiện, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã giảm từ 20-50% dung tích nước so với cùng kỳ năm 2022. Tỉnh Tuyên Quang mà trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT đã và đang chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp cấp bách để ứng phó.

Mức nước giảm sâu

Do ảnh hưởng của của El Nino cũng như lượng mưa năm nay thấp hơn so với những năm trước nên trữ lượng nước tại các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đang thấp hơn so với cùng kỳ các năm.

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Đức Trưởng, Phó giám đốc Ban Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tuyên Quang cho biết, trên địa bàn tỉnh có 2.887 công trình, phục vụ tưới tiêu cho 41.727,786 ha đất sản xuất. Ban đang trực tiếp quản lý, khai thác 16 công trình, trong đó, có 15 hồ chứa với tổng dung tích trữ nước 19,88 triệu m3 và 1 trạm bơm điện, phục vụ tưới tiêu cho 2.566,089ha.

Hồ Ngòi Là 2 có dung tích 3,2 triệu m3 cung cấp nước sản xuất cho hơn 300ha của Yên Sơn và TP. Tuyên Quang.

Ông Trưởng cho biết thêm, so với mọi năm lượng nước ở các công trình thiếu hụt từ 20-50% tuy từng công trình. Có khoảng 20-30 công trình có dung tích nhỏ xuống mực nước chết. Mặc dù vụ lúa xuân chưa bị ảnh hưởng, tuy nhiên, nếu mà không mưa, hạn hán kéo dài sẽ ảnh hưởng đến vụ lúa mùa.

Dẫn phóng viên đi thăm hồ Ngòi Là 2, ở huyện Yên Sơn (thuộc công trình thủy lợi Ngòi Là), anh Ngô Quyền, Đội Trưởng đội Quản lý khai thác công trình thủy lợi Ngòi Là cho biết, hồ Ngòi Là 2 có dung tích 3,2 triệu m3, cung cấp nước sản xuất cho hơn 300ha của Yên Sơn và TP. Tuyên Quang. Tôi về quản lý hồ từ năm 2019, nhưng năm nay là năm cạn nhất, còn các năm trước giờ này đạt 95 đến 97% dung tích hồ. Hiện, hồ chỉ còn 25-27% dung tích.

Bằng thời điểm này năm 2022, hồ đạt từ 95 đến 97% dung tích.

Với lượng nước như hiện nay vẫn tạm thời cung cấp được, nhưng chắc đủ để làm đất, nếu trời không mưa thì nước để dưỡng lúa sẽ không đủ. Bây giờ nếu không mưa, khi mở nước làm đất xong hồ sẽ về mực nước chết thì không thể cung cấp được nữa. Lúc đấy có sử dụng biện pháp chống hạn thì bơm lên cũng không còn bao nhiêu, anh Quyền cho biết thêm.

Tương tự hồ Ngòi Là 1 (thuộc công trình thủy lợi Ngòi Là) có dung tích 1 triệu m3, chức năng chính là cung cấp nước cho hồ Ngòi Là 2 và gần 3 ha đất sản xuất tại khu di dân ở xã Chân Sơn. Hiện, dung tích nước cũng chỉ còn khoảng 20%, trong khi những năm trước lên tới khoảng 50%.

Tuy nhiên, hiện lượng nước trong hồ chỉ còn 25-27% dung tích.

Ông Bùi Chí Thanh, Chi cục Trưởng, Chi cục Thủy lợi Tuyên Quang cho biết, đến nay, lượng nước trong các hồ thiếu hụt so với hàng năm từ 25-30%. Đến thời điểm này hàng năm đã có mưa, năm nay mưa không đáng kể nên thiếu hụt, các hồ gần như không đảm bảo theo thiết kế. Nếu lượng mưa vẫn thiếu hụt như vậy chắc chắn năm nay sẽ hạn, còn mức độ dựa trên tình hình thời tiết thực tế.

Triển khai nhiều giải pháp ứng phó cấp bách

Trước thực trạng nói trên, tỉnh Tuyên Quang đã chủ động trong việc thực hiện các biện pháp ứng phó. Ngày 18/5/2023, UBND tỉnh có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp cấp bách để ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.

Ngay sau đó, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang đã có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý khai thác công trình thủy lợi Tuyên Quang triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp.

Với lượng nước như hiện nay chỉ đủ để làm đất, mà không đủ để dưỡng cho lúa sau cấy. 

Trong đó, UBND các huyện, thành phố tập trung vào việc kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng và lập danh mục các công trình thủy lợi được giao quản lý bị thiếu nước hoặc có nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2023 vượt quá khả năng tự chủ động khắc phục của địa phương, đề xuất phương án, giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo công trình cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp.

Xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước tổng thể cho giai đoạn từ năm 2023-2025, các giải pháp ứng phó với các kịch bản khác nhau về khí tượng, thủy văn, nguồn nước do ảnh hưởng của El Nino.

Tại hồ Ngòi Là 1, anh Quyền cho biết, năm 2022, mực nước đạt đến vị trí anh đang đứng. 

Đặc biệt, triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước. Tăng cường kiểm tra và tổ chức giữ nước, sử dụng nước tiết kiệm, tận dụng tối đa nguồn nước từ hệ thống sông, suối, dung tích chết của các hồ chứa và nguồn nước hồi quy trong nội đồng… để có nguồn nước tưới chủ động chống hạn. Đồng thời, sửa chữa rò rỉ các đập đầu mối; xử lý rò rỉ ở các van cống lấy nước, cống điều tiết.

Tổ chức kiểm tra, sửa chữa hư hỏng, chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhiên liệu để phòng,  chống khi có hạn xảy ra; nạo vét bể hút, bể xả và vận hành theo đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo các trạm bơm làm việc an toàn, đúng năng lực thiết kế.

Đối với các trạm bơm ven sông Lô, sông Gâm các Ban Quản lý khai thác công trình thủy lợi cơ sở cần thường xuyên theo dõi và bám sát lịch xả nước theo thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tập trung lấy đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ mùa, vụ đông 2023 được kịp thời.

Tuy nhiên, năm nay mực nước thấp hơn từ 3-4 m so với năm 2022.

Tổ chức phát dọn, nạo vét toàn bộ hệ thống kênh mương, hoành triệt tất cả các vị trí rò rỉ, các vị trí lấy nước không theo thiết kế, đảm bảo nước chảy thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng. Các công trình trên kênh như: cầu máng, xi phông, tràn bên... phải kiểm tra, sửa chữa ngay những hư hỏng như lún, nứt, sạt lở, rò rỉ... Đặc biệt đối với các xi phông phải thường xuyên nạo vét, vớt rác ở cửa vào và cửa ra, mở van xả cặn, thau rửa bùn cát.

Đối với các công trình đang thi công dở dang tập trung chỉ đạo thi công dứt điểm, công trình hoàn thành đến đâu kịp thời đưa vào vận hành, khai thác phục vụ sản xuất, sinh hoạt ngay đến đó. Cần kiên quyết ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm như: tháo cạn ao, hồ để đánh bắt cá; đóng mở cống lấy nước tùy tiện; cuốc xẻ, phát bờ kênh, đổ đất, cỏ rác xuống lòng kênh hoặc tháo nước vào ruộng để nước chảy tràn bờ gây lãng phí...

Những ngày tới, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc gieo cấy vụ mùa đang tới gần. 

Với những diện tích đất trồng lúa ở vùng có nguy cơ thiếu nguồn nước không đủ cung cấp cho cả vụ có khả năng xảy ra hạn hán căn cứ tình hình cụ thể về nguồn nước và khả năng cấp nước cụ thể ở từng cánh đồng để điều chỉnh lịch xuống giống cho phù hợp hoặc chuyển đổi từ lúa sang gieo trồng cây trồng cạn cần ít nước hơn như: cây ngô, cây rau....

Tuy nhiên, khi chọn cây trồng chuyển đổi phải lưu ý đến phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ, chuyển từ số lượng sang chất lượng để đảm bảo hiệu quả sản xuất; bố trí vùng sản xuất có cây trồng cùng khả năng chịu hạn và nhu cầu dùng nước để thuận tiện cho việc phân phối, điều tiết nước của từng công trình.

Đối với cây trồng dài ngày, có giá trị kinh tế cao cần tăng cường áp dụng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, áp dụng tưới nước tiên tiến, tiết kiệm. Nếu trồng mới lựa chọn sử dụng giống mới có khả năng chống chịu tốt với kháng sâu bệnh và thích nghi với điều kiện hạn hán, thiếu nước của từng khu vực

Rà soát nguy cơ ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước đến các vùng nuôi trồng thủy sản, bố trí mùa vụ sản xuất phù hợp với từng đối tượng nuôi, vùng sinh thái, bảo đảm giảm thiểu tối đa thiệt hại do tác động của hạn hán; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản như nuôi loài có khả năng sinh trưởng, kháng bệnh cao, dễ thích nghi với biến đổi môi trường nuôi.

Nguồn: Tạp chí điện tử Kinh tế nông thôn

Tin cùng chuyên mục