
Thành phố Tuyên Quang được quy hoạch theo hướng hiện đại.
70 năm trước, ngày 2-4-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan Trung ương của Đảng, Chính phủ đã về Tuyên Quang để lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Một lần nữa, Tuyên Quang vinh dự được chọn làm trung tâm Thủ đô kháng chiến.
Tối 2-4-1947, Bác Hồ về tới Làng Sảo, xã Hợp Thành (Sơn Dương, Tuyên Quang). Theo tài liệu hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Tân Trào, thời gian đầu, Bác ở và làm việc tại gia đình ông Ma Văn Hiến, bộ phận cảnh vệ phục vụ Bác ở nhà bà Đinh Thị Tư, cách nhà ông Ma Văn Hiến khoảng 50 m. Sau đó, Bác chuyển vào ở một căn lán nhỏ, sát chân núi Lim. Chung quanh khu vực này cũng là nơi ở và làm việc của đồng chí Lê Văn Hiến và Bộ Tài chính; Văn phòng Chính phủ; trụ sở của Bộ Tư pháp; Ban Biên tập Báo Cứu quốc…
Còn khu vực đối diện với núi Lim, từ ngày 3 đến 6-4-1947, Bác Hồ đã tham dự và chủ trì hội nghị cán bộ Trung ương Đảng, cụ thể hóa đường lối kháng chiến và kịp thời rút kinh nghiệm những tháng đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc. Trong thời gian làm việc tại thôn Làng Sảo, xã Hợp Thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì nhiều cuộc họp quan trọng khác, như: Hội nghị dân quân du kích toàn quốc, kiểm điểm hoạt động của dân quân tự vệ và du kích, rút ra những ưu điểm, chỉ rõ những thiếu sót, để đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích trong cả nước; “Hội nghị Thanh Sơn” để nghiên cứu tình hình của ta và địch, đề ra Chỉ thị phá tan cuộc tiến công Thu Đông 1947 của giặc Pháp…
Hợp Thành nay đã đổi thay nhiều. Quốc lộ 37 nối Tuyên Quang với Thái Nguyên chạy xuyên địa bàn xã đã được thảm nhựa, 31 km đường liên thôn được bê-tông hóa đạt 80% số đường của xã. Bước chuyển mạnh nhất ở Hợp Thành là nếp nghĩ, cách làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch lao động nông thôn. Với diện tích ruộng chỉ có 157 ha, trước đây cuộc sống của 5.600 nhân khẩu tương đối "chật vật", nhưng từ khi đưa các giống lúa, ngô có năng suất cao vào sản xuất và đầu tư thâm canh, năng suất lúa đã đạt bình quân 7 tấn/ha. An ninh lương thực được bảo đảm, người dân đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây rau màu vụ đông, sản phẩm được cung cấp cho cả thị trấn huyện và các xã lân cận thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hợp Thành chủ yếu đất đồi, rừng nên việc diện tích trồng cây chè và cây keo làm nguyên liệu giấy được phát triển mạnh. Trong đó, cây chè cành giâm hom đang dần được thay thế trồng chè hạt cho nên năng suất chè búp tươi đã được cải thiện nhiều; 2.400 ha rừng được trồng keo cũng đã cho thu nhập tới 100 triệu đồng/ha/chu kỳ. Những sự chuyển đổi đó đã giúp Hợp Thành xây dựng đời sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2016 chỉ còn 10,6%.

Cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và thực nghiệm cây nguyên liệu giấy Hàm Yên chăm sóc vườn ươm keo giống
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Sơn Dương đã tập trung các giải pháp nâng cao thu nhập, đời sống người dân; ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng ở vùng nông thôn. Huyện triển khai thực hiện hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng vật nuôi của tỉnh. Đến nay, trên địa bàn huyện có 140 hộ dân được vay vốn phát triển kinh tế trang trại, phát triển chăn nuôi trâu và thủy sản với quy mô lớn. Từ đó, đã tạo động lực để kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ. Nhiều trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại đã được hình thành. Nhiều tổ hợp tác chăn nuôi lợn đã hoạt động theo hướng liên kết tìm kiếm thị trường. Mía là cây trồng thế mạnh của Sơn Dương được triển khai ở nhiều xã gắn với diện tích gần 4.000 ha, huyện đã chủ trương không tăng diện tích mà tập trung vận động người dân tích cực thâm canh tăng năng suất, cải tạo và thay thế các giống mía cũ, cho nên thu nhập trên mỗi héc-ta gieo trồng đã mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, huyện đã chú trọng củng cố, kiện toàn hoạt động của các hợp tác xã theo hướng phát huy vai trò liên kết, làm cầu nối giữa người dân với doanh nghiệp. Hiện nay, Sơn Dương đã thí điểm một số hợp tác xã ký hợp đồng liên kết phát triển vùng nguyên liệu mía trên diện tích lớn, tiến tới nhân rộng ra nhiều xã, qua đó từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân và phát huy hiệu quả của hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới.
Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đề ra mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía bắc. Ngay từ năm 2016, Tuyên Quang đã đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra của năm; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng, đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh không ngừng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.204 tỷ đồng, thu ngân sách 1.565,04 tỷ đồng, đạt 109,9% so với dự toán; sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản... Tỉnh đã thực hiện quyết liệt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn. Một số dự án quan trọng của các tập đoàn như Vingroup, Woodsland, Mường Thanh, Dabaco, Vinatex đầu tư vào Tuyên Quang đã và đang được triển khai khẩn trương. Trong đó, khách sạn Mường Thanh Tuyên Quang đã đi vào hoạt động; nhà phố, trung tâm thương mại Shophouse Tuyên Quang của tập đoàn Vingroup đang trong quá trình hoàn thiện. Gỗ Tuyên Quang xuất khẩu đã được cấp chứng chỉ thương hiệu thế giới FSC.
Trong những năm qua, nền nông nghiệp Tuyên Quang đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa với hướng đi là lựa chọn một số loại cây, con có ưu thế phù hợp với tiểu vùng khí hậu, sinh thái đặc thù của tỉnh để phát triển thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại. Trước hết tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành sớm các quy hoạch về sử dụng đất, về các vùng chuyên canh cây chè, mía, cam, lạc, cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến giấy, bột giấy và chế biến gỗ; quy hoạch chăn nuôi, thủy sản... Đồng thời, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, trong đó trọng tâm là xây dựng và triển khai Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển trang trại. Cùng với đó, “bốn nhà” cùng vào cuộc, người nông dân thật sự làm chủ mảnh đất của mình, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị, từng bước khẳng định thương hiệu của nông sản Tuyên Quang. Các nhà máy chế biến nông, lâm sản đã đồng hành cùng nông dân, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thâm canh cây trồng, chất lượng sản phẩm hàng hóa không ngừng nâng cao. Chính sách khuyến khích hỗ trợ của tỉnh được áp dụng cụ thể cho “ba cây, hai con”, bao gồm: Cây chè đặc sản (Shan Tuyết, Kim Tuyến, Phúc Vân Tiên), cây mía, cây cam sành; trâu và cá đặc sản (cá chiên, cá lăng chấm, cá bỗng, cá dầm xanh, cá anh vũ và cá tầm). Đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gồm 8.747 ha chè, 11.611 ha mía, 5.491 ha cam, 4.374 ha lạc, gần 1.000 ha chuối, 129.000 ha rừng trồng nguyên liệu. Một số nhà máy chế biến nông, lâm sản có quy mô lớn được xây dựng mới, một số nhà máy được mở rộng quy mô và nâng cấp công nghệ như Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa, Nhà máy giấy tráng phấn cao cấp; ba nhà máy chế biến chè, hai nhà máy đường.
Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm hơn 46%, hết năm 2015 giảm còn 9,31%; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 1.368 USD. Tỉnh đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Nhiều hộ nông dân đã trở thành tỷ phú từ trồng cam, chè, lạc, chuối, rừng nguyên liệu, nhiều người lao động có việc làm, thu nhập ổn định. Lĩnh vực chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Tuyên Quang cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Những năm gần đây, số lượng các trang trại tăng ở mức khá cao, nhất là lĩnh vực chăn nuôi. Toàn tỉnh có gần 200 trang trại, số vốn đầu tư bình quân của mỗi trang trại đạt 812 triệu đồng. Ngoài các trang trại lớn, hầu hết các hộ gia đình chăn nuôi theo mô hình nông hộ có quy mô ngày càng lớn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đề ra ba khâu đột phá để đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía bắc. Trong đó, phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, tập trung vào một số sản phẩm chủ lực như chè, mía, cam, lạc, rừng nguyên liệu, trâu và cá đặc sản được xác định là mặt hàng chủ lực. Thực hiện mục tiêu trên, tỉnh khởi động chiến lược phát triển nông, lâm nghiệp trong giai đoạn mới theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; quy hoạch mở rộng diện tích trồng mía đến năm 2020 trên 15.500 ha, chè hơn 8.800 ha, cam hơn 8.000 ha, lạc hơn 5.000 ha...
Trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, tỉnh chú trọng trồng đi đôi với khai thác hợp lý diện tích rừng trồng, phấn đấu trong 5 năm tới trồng mới hơn 53.250 ha rừng tập trung, tạo điều kiện tốt nhất để người trồng rừng và sống cạnh rừng có cuộc sống khấm khá và làm giàu từ trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng. Tỉnh, huyện trực tiếp giải quyết những khó khăn, vướng mắc, khẩn trương giao đất lâm nghiệp của các công ty lâm nghiệp sử dụng không hiệu quả cho các hộ dân để tổ chức trồng rừng nguyên liệu phục vụ sản xuất. Đầu năm 2017, tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao khát vọng phát triển, tinh thần cải cách, đổi mới của lãnh đạo tỉnh, nhất trí với hướng đi của Tuyên Quang là nông nghiệp, lâm nghiệp công nghệ cao, bao gồm cả dược liệu, nhất là gỗ rừng trồng; công nghệ chế biến, gồm cả công nghiệp giải khát; du lịch. “Phải đi lên từ rừng và đất rừng để phát triển Tuyên Quang. Kinh tế lâm nghiệp là lối ra cho Tuyên Quang”, Thủ tướng nhấn mạnh. Từ đó, Thủ tướng mong muốn đặt ra tầm nhìn cao hơn: Tuyên Quang phải là hình mẫu về phát triển kinh tế lâm nghiệp của cả nước, là điển hình về năng lực thoát nghèo để cải thiện sinh kế bền vững, tối ưu hóa tài nguyên cho phát triển kinh tế, giải quyết đời sống của người dân.
Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đề ra mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía bắc. Ngay từ năm 2016, Tuyên Quang đã đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra của năm; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng, đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh không ngừng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.204 tỷ đồng, thu ngân sách 1.565,04 tỷ đồng, đạt 109,9% so với dự toán; sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản... Tỉnh đã thực hiện quyết liệt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn. Một số dự án quan trọng của các tập đoàn như Vingroup, Woodsland, Mường Thanh, Dabaco, Vinatex đầu tư vào Tuyên Quang đã và đang được triển khai khẩn trương. Trong đó, khách sạn Mường Thanh Tuyên Quang đã đi vào hoạt động; nhà phố, trung tâm thương mại Shophouse Tuyên Quang của tập đoàn Vingroup đang trong quá trình hoàn thiện. Gỗ Tuyên Quang xuất khẩu đã được cấp chứng chỉ thương hiệu thế giới FSC.
Trong những năm qua, nền nông nghiệp Tuyên Quang đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa với hướng đi là lựa chọn một số loại cây, con có ưu thế phù hợp với tiểu vùng khí hậu, sinh thái đặc thù của tỉnh để phát triển thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại. Trước hết tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành sớm các quy hoạch về sử dụng đất, về các vùng chuyên canh cây chè, mía, cam, lạc, cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến giấy, bột giấy và chế biến gỗ; quy hoạch chăn nuôi, thủy sản... Đồng thời, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, trong đó trọng tâm là xây dựng và triển khai Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển trang trại. Cùng với đó, “bốn nhà” cùng vào cuộc, người nông dân thật sự làm chủ mảnh đất của mình, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị, từng bước khẳng định thương hiệu của nông sản Tuyên Quang. Các nhà máy chế biến nông, lâm sản đã đồng hành cùng nông dân, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thâm canh cây trồng, chất lượng sản phẩm hàng hóa không ngừng nâng cao. Chính sách khuyến khích hỗ trợ của tỉnh được áp dụng cụ thể cho “ba cây, hai con”, bao gồm: Cây chè đặc sản (Shan Tuyết, Kim Tuyến, Phúc Vân Tiên), cây mía, cây cam sành; trâu và cá đặc sản (cá chiên, cá lăng chấm, cá bỗng, cá dầm xanh, cá anh vũ và cá tầm). Đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gồm 8.747 ha chè, 11.611 ha mía, 5.491 ha cam, 4.374 ha lạc, gần 1.000 ha chuối, 129.000 ha rừng trồng nguyên liệu. Một số nhà máy chế biến nông, lâm sản có quy mô lớn được xây dựng mới, một số nhà máy được mở rộng quy mô và nâng cấp công nghệ như Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa, Nhà máy giấy tráng phấn cao cấp; ba nhà máy chế biến chè, hai nhà máy đường.
Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm hơn 46%, hết năm 2015 giảm còn 9,31%; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 1.368 USD. Tỉnh đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Nhiều hộ nông dân đã trở thành tỷ phú từ trồng cam, chè, lạc, chuối, rừng nguyên liệu, nhiều người lao động có việc làm, thu nhập ổn định. Lĩnh vực chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Tuyên Quang cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Những năm gần đây, số lượng các trang trại tăng ở mức khá cao, nhất là lĩnh vực chăn nuôi. Toàn tỉnh có gần 200 trang trại, số vốn đầu tư bình quân của mỗi trang trại đạt 812 triệu đồng. Ngoài các trang trại lớn, hầu hết các hộ gia đình chăn nuôi theo mô hình nông hộ có quy mô ngày càng lớn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đề ra ba khâu đột phá để đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía bắc. Trong đó, phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, tập trung vào một số sản phẩm chủ lực như chè, mía, cam, lạc, rừng nguyên liệu, trâu và cá đặc sản được xác định là mặt hàng chủ lực. Thực hiện mục tiêu trên, tỉnh khởi động chiến lược phát triển nông, lâm nghiệp trong giai đoạn mới theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; quy hoạch mở rộng diện tích trồng mía đến năm 2020 trên 15.500 ha, chè hơn 8.800 ha, cam hơn 8.000 ha, lạc hơn 5.000 ha...
Trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, tỉnh chú trọng trồng đi đôi với khai thác hợp lý diện tích rừng trồng, phấn đấu trong 5 năm tới trồng mới hơn 53.250 ha rừng tập trung, tạo điều kiện tốt nhất để người trồng rừng và sống cạnh rừng có cuộc sống khấm khá và làm giàu từ trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng. Tỉnh, huyện trực tiếp giải quyết những khó khăn, vướng mắc, khẩn trương giao đất lâm nghiệp của các công ty lâm nghiệp sử dụng không hiệu quả cho các hộ dân để tổ chức trồng rừng nguyên liệu phục vụ sản xuất. Đầu năm 2017, tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao khát vọng phát triển, tinh thần cải cách, đổi mới của lãnh đạo tỉnh, nhất trí với hướng đi của Tuyên Quang là nông nghiệp, lâm nghiệp công nghệ cao, bao gồm cả dược liệu, nhất là gỗ rừng trồng; công nghệ chế biến, gồm cả công nghiệp giải khát; du lịch. “Phải đi lên từ rừng và đất rừng để phát triển Tuyên Quang. Kinh tế lâm nghiệp là lối ra cho Tuyên Quang”, Thủ tướng nhấn mạnh. Từ đó, Thủ tướng mong muốn đặt ra tầm nhìn cao hơn: Tuyên Quang phải là hình mẫu về phát triển kinh tế lâm nghiệp của cả nước, là điển hình về năng lực thoát nghèo để cải thiện sinh kế bền vững, tối ưu hóa tài nguyên cho phát triển kinh tế, giải quyết đời sống của người dân.
Nguồn: báo