Anh Thủy quê ở tỉnh Nam Định xuất thân từ một gia đình đông anh em, điều kiện kinh tế khó khăn. Năm 1986 anh cùng gia đình lên khai hoang xây dựng kinh tế mới và định cư ở thôn Đát Trà. Không cam chịu đói nghèo, vợ chồng anh đã phát huy sức trẻ và điều kiện sẵn có về đất đồi để phát triển kinh tế. Lúc đầu, vợ chồng anh tập trung khai hoang diện tích trồng rừng với diện tích khoảng 2 ha, sau đó anh tiết kiệm tiền mua thêm 2 ha diện tích đất rừng. Năm 2009, Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn có cơ chế liên doanh trồng rừng. Công ty đầu tư cây giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, chu kỳ khai thác là 7 năm, các hộ bỏ công lao động. Với kinh nghiệm nhiều năm trồng và chăm sóc rừng anh chị đã mạnh dạn nhận khoán 10 ha rừng liên doanh với Công ty. Trong 10 ha rừng nhận liên doanh anh chia ra mỗi năm nhận từ 2 đến 3 ha rừng để sử dụng lao động của gia đình, từ đó giảm bớt chi phí nhân công thuê ngoài.

Rừng keo 5 năm tuổi của gia đình anh Thủy
Năm 2015, gia đình anh được Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Lâm sinh (Viện Nghiên cứu Lâm sinh) hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật thực hiện mô hình trồng thử nghiệm giống keo lai nuôi cấy mô trên diện tích 1,5 ha rừng của gia đình. Qua 2 năm thực hiện mô hình, anh Thủy cho biết: Giống keo lai nuôi cấy mô sinh trưởng và phát triển nhanh, sạch bệnh, có sức sống cao (tỷ lệ trồng rừng sống trên 90%), có rễ cọc chắc chắn, thân cây lên thẳng, thân không giòn, chịu được gió mạnh, ít đổ ngã. Hiện tại cây cao từ 4,5 - 5 mét, đường kính thân trung bình đạt 5 - 7cm, ước tính sau 7 năm thu hoạch sẽ cho năng suất đạt trên 100m3/ha.
Cuối năm 2016, anh chị vừa khai thác 3 ha rừng keo lai liên doanh, trừ chi phí công trồng, chăm sóc, bảo vệ, trả sản phẩm, anh chị còn thu về 75 triệu đồng. Hiện tại, gia đình anh chị còn 3 ha keo 4 năm tuổi, 4 ha keo 3 năm tuổi, 3 ha mới trồng đầu năm 2017 liên doanh với Công ty và 04 ha keo của gia đình.
Ngoài việc trồng rừng, anh chị đầu tư chăn nuôi cá trắm, cá chép, cá rô phi đơn tính... trên diện tích khoảng 900m2 mặt nước. Cuối năm vừa qua cho thu hoạch 1,2 tấn cá các loại với giá bán bình quân 45.000 đồng/kg thu được trên 50 triệu đồng. Ngoài ra anh chị còn nuôi 200 con gà thịt thả đồi để phục vụ sinh hoạt của gia đình và bán cho các hộ có nhu cầu. Tổng thu mỗi năm của gia đình anh từ rừng, cá và gà thả vườn sau khi trừ chi phí được trên 100 triệu đồng.
Đến nay gia đình anh Thủy đã có cuộc sống ổn định, nhà xây kiên cố 2 tầng. Con lớn của anh đã học xong Đại học Lâm nghiệp hiện đang công tác tại Công ty TNHH-MTV Lâm nghiệp Yên Sơn, cháu thứ hai đang học năm cuối trung học phổ thông. Không chỉ lo phát triển kinh tế của gia đình, anh cũng thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ về kinh nghiệm trồng rừng cho nhân dân trong xã để phát triển kinh tế vườn đồi ./.
Cuối năm 2016, anh chị vừa khai thác 3 ha rừng keo lai liên doanh, trừ chi phí công trồng, chăm sóc, bảo vệ, trả sản phẩm, anh chị còn thu về 75 triệu đồng. Hiện tại, gia đình anh chị còn 3 ha keo 4 năm tuổi, 4 ha keo 3 năm tuổi, 3 ha mới trồng đầu năm 2017 liên doanh với Công ty và 04 ha keo của gia đình.
Ngoài việc trồng rừng, anh chị đầu tư chăn nuôi cá trắm, cá chép, cá rô phi đơn tính... trên diện tích khoảng 900m2 mặt nước. Cuối năm vừa qua cho thu hoạch 1,2 tấn cá các loại với giá bán bình quân 45.000 đồng/kg thu được trên 50 triệu đồng. Ngoài ra anh chị còn nuôi 200 con gà thịt thả đồi để phục vụ sinh hoạt của gia đình và bán cho các hộ có nhu cầu. Tổng thu mỗi năm của gia đình anh từ rừng, cá và gà thả vườn sau khi trừ chi phí được trên 100 triệu đồng.
Đến nay gia đình anh Thủy đã có cuộc sống ổn định, nhà xây kiên cố 2 tầng. Con lớn của anh đã học xong Đại học Lâm nghiệp hiện đang công tác tại Công ty TNHH-MTV Lâm nghiệp Yên Sơn, cháu thứ hai đang học năm cuối trung học phổ thông. Không chỉ lo phát triển kinh tế của gia đình, anh cũng thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ về kinh nghiệm trồng rừng cho nhân dân trong xã để phát triển kinh tế vườn đồi ./.
Nguyễn Quốc Tuy - TTKN