,

Thương hiệu nông sản

Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

Thực hiện Công văn số 1100/BNN-VPĐP ngày 24//02/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp tục thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong năm 2021. Ngày 14/4/2021 Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch 124/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mỗii xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025.

Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn phù hợp, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Các mục tiêu cụ thể, gồm: Đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho khoảng 1.500 cán bộ quản lý Nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã) thực hiện Chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, HTX, THT, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP.

Duy trì, củng cố các sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao, 4 sao. Phấn đấu tiêu chuẩn hóa ít nhất 4 sản phẩm đạt 4 sao OCOP 2020 đủ điều kiện tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia năm 2021.

Phấn đấu có khoảng 150 sản phẩm mới của 70 chủ thể tham gia Chương trình OCOP trong giai đoạn tiếp theo.

Phấn đấu ít nhất có 15 sản phẩm đạt 5 sao.

Triển khai thực hiện hiệu quả 02 mô hình chỉ đạo điểm của tỉnh: Dự án các sản phẩm từ sen, huyện Tháp Mười và Dự án Làng Văn hóa du lịch Sa Đéc, TP Sa Đéc.

Triển khai xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên cơ sở kết hợp vào không gian hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của Tỉnh.

Phấn đấu có ít nhất 50% số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được kết nối liên kết với các hệ thống siêu thị hoặc trung tâm thương mại.

Phấn đấu có 01 quầy giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP/điểm du lịch lớn của Tỉnh.

Phấn đấu 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được đưa lên ít nhất tại một sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước.

Kế hoạch đề ra 10 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện gồm: Tập trung chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP; Tuyên truyền nâng cao nhận thức về Chương trình; Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP; Huy động các nguồn lực thực hiện; Đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản phẩm OCOP; Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm Chương trình OCOP; Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; Lồng nghép các chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP

Để triển khai thực hiện Kế hoạch trên đã rõ nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025./.

 

Nguồn: Trang TTĐT OPCOP Bộ Nông nghiệp

Tin cùng chuyên mục