,

Thương hiệu nông sản

Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất nông nghiệp Sử Anh - Chủ thể điển hình trong thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2020

Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất nông nghiệp Sử Anh, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn được thành lập năm 2017 với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm chè.

Sau 03 năm xây dựng và phát triển, tuy bước đầu gặp rất nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo hợp tác xã cùng tập thể cán bộ, công nhân luôn đề cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất, đa dạng mẫu mã sản phẩm thiết kế bao bì mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường.

Hợp tác xã rất chú trọng đến hoạt động sản xuất nguyên liệu chè búp tươi và phục vụ cho chế biến sản phẩm chè khô của đơn vị. Tổng diện tích nguyên liệu của đơn vị trên địa bàn xã Mỹ Bằng là 25 ha chè, được trồng bằng các giống chè Ngọc Thúy, Bát tiên, LDP1; sản lượng đạt 125 tấn nguyên liệu. Việc sản xuất chè búp tươi luôn đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; việc chăm sóc, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật luôn đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học luôn đảm bảo theo nguyên tác 4 đúng nên chất lượng an toàn thực phẩm đạt yêu cầu rất cao; sản phẩm thu hái luôn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Toàn bộ diện tích chè được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP (trong đó có 5 ha chè Ngọc Thúy). Ngoài vùng nguyên liệu trên địa bàn xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Hợp tác xã đã liên kết sản xuất mở rộng vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị với Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất, chế biến chè Kim Quan, huyện Yên Sơn và Tổ sản xuất chè tại xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương để bao tiêu nguyên liệu chè.

Description: C:\Users\Administrator\Downloads\IMG_2242.jpg

(Ảnh: Các thành viên Hợp tác xã đang thu hái chè)

Ban lãnh đạo Hợp tác xã luôn năng động, tìm tòi hướng đi cho sản phẩm của mình. Đồng thời, chú trọng phát triển thị trường là yếu tố quan trọng trong hướng đi của doanh nghiệp. Hiện nay, sản phẩm của Hợp tác xã đã và đang được khách hàng trong và ngoài tỉnh như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định tin dùng, đặc biệt sản phẩm đã đủ tiêu chuẩn để đưa vào hệ thống siêu thị Toàn bộ lãnh đạo cũng như đội ngũ công nhân của Hợp tác xã đều đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu nhằm tìm kiếm khách hàng thân thiết và đối tác lâu dài, ổn định. Hợp tác xã đã xây dựng và đăng ký nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc với Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, toàn bộ sản phẩm của đơn vị đã được sử dụng tem điện tử mã cốt QR để truy xuất nguồn gốc.

Description: C:\Users\Administrator\Downloads\IMG_2216.jpg

(Sản phẩm chè xanh Ngọc Thuý phân hạng OCOP đạt 4 sao)

Trước đây việc sản xuất chè của Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp Sử Anh còn nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế không cao. Để đáp ứng với yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường đòi hỏi Ban lãnh đạo Hợp tác phải đổi mới tư duy điều hành, quản lý từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, các loại chè đặc sản như: Chè Ngọc Thúy, chè Bát Tiên của Hợp tác xã đã có chỗ đứng trên thị trường. Các sản phẩm chè đã được đơn vị chú trọng hoàn thiện về mẫu mã bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng tin tưởng và tạo sự uy tín trên thị trường. Hàng năm, doanh thu từ sản xuất chè búp tươi, chế biến chè trên 5,75 tỷ đồng, trong đó: Nguyên liệu chè búp tươi giá trị trên 3,75 tỷ đồng và chế biến chè đặc sản trên 2 tỷ đồng.

Description: C:\Users\Administrator\Downloads\IMG_2221.jpg

(Ảnh: Hợp tác xã đưa sản phẩm giới thiệu, trưng bày tại Hội chợ)

Năm 2020, Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất nông nghiệp Sử Anh có 07 sản phẩm tham gia chương trình OCOP, trong đó có 04 sản phẩm đạt hạng 4 sao (Chè xanh Ngọc Thúy, Trà Ngọc Thúy, Chè xanh Ngọc Thuý đinh, Chè xanh Ngọc Thuý nõn) và 03 sản phẩm đạt hạng 3 sao (Chè xanh Phú Lâm; chè xanh Phú Lâm nõn; chè xanh Phú Lâm đinh). Sản phẩm sau khi được phân hạng sản phẩm OCOP, Hợp tác xã đã chủ động, tích cực đưa sản phẩm trưng bày, giới thiệu tại các hội chợ, các diễn đàn về kết nối cung cầu sản phẩm OCOP trên toàn quốc và đã ký kết hợp đồng tiêu thụ với một số nhà phân phố và siêu thị tại thị trường Hà Nội. Đây không chỉ là nền tảng quan trọng để sản phẩm của hợp tác xã khẳng định giá trị trên thị trường, mà còn là cơ hội để những sản phẩm này xuất khẩu ra thị trường quốc tế./.

Đ/c: Ngô Tuyết Nhung, Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT

Tin cùng chuyên mục