,

Sâu, bệnh hại

Thông báo tình hình sinh vật gây hại 07 ngày (Từ ngày 02 đến ngày 08 tháng 6 năm 2022)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết

- Nhiệt độ: Trung bình 26-28oC; cao 32-33oC; thấp 20-23oC.

- Độ ẩm: 85-90%.

Nhận xét: 02 ngày đầu kỳ có rào và giông, các ngày còn lại có nắng, mưa xen kẽ, trời nắng nóng.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Cây lúa

 

 

Lúa xuân chính vụ

Thu hoạch

 5.639,9  

Lúa xuân muộn

Chín sữa-chín sáp-thu hoạch

13.396,1

- Ngô xuân

Chín sữa-chín sáp-thu hoạch

          8.026,1

- Cây lạc  

Chắc củ-thu hoạch

        3.360

- Cây cam

Quả nhỏ

8.647,1

- Cây bưởi

Quả nhỏ

5.200,4

- Cây nhãn

Quả nhỏ

926,2

- Cây vải                        

Quả chín

348,6

- Cây chuối

Thời kỳ kinh doanh (ra hoa-quả xanh)

    2.173,42

- Cây chè

Ra búp-thu hái

8.467,5

- Cây mía

Phát triển lóng-vươn lóng

         2.308,4

- Cây keo

Rừng trồng (1-5 tuổi)

147.888,5

- Cây bạch đàn

Rừng trồng (1-5 tuổi)

        6.932,9

 

 

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA

1. Cây lúa

1. Lúa xuân muộn (chín sữa-chín sáp-thu hoạch)

- Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 3 nở và gây hại mật độ phổ biến 500-600 con/m2, nơi cao 1.000-1.200 con/m2, cục bộ có điểm 2.000-3.000 con/m2, tuổi 1-2.

- Sâu đục thân gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao cục bộ 0,5-1% số dảnh, bông, tuổi 3-4.

- Sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 gây hại rải rác, nơi cao cục bộ 3-4 con/m2, tuổi 5-N.

- Bọ xít dài gây hại rải rác, nơi cao 3-5 con/m2 cục bộ 10-15 con/m2, chủ yếu trưởng thành. Diện tích nhiễm nhẹ 20 tại huyện Na Hang, Yên Sơn.

- Bệnh thối thân gây hại ở những ruộng bị mưa lũ tràn qua hay bị ngập úng, tỷ lệ hại phổ biến 3-5% số lá, nơi cao 8-10% số dảnh.

- Bệnh đen lép hạt gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số hạt.

- Bệnh đạo ôn lá gây hại trên các giống nhiễm BC15, TBR225, nếp… tỷ lệ hại phổ biến 1-3% số lá, nơi cao 8-10% số lá. Đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ có điểm 2-3% số bông.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 2-4% số lá, nơi cao 6-8%, cục bộ 15-20% số lá.

- Bệnh khô vằn tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 2-5%, nơi cao 8-10% số dảnh. Diện tích nhiễm nhẹ 85 tại huyện Na Hang.

- Chuột gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 2-4% số dảnh.

2. Ngô xuân (chín sữa-chín sáp-thu hoạch)

- Rệp gây hại rải rác, nơi cao 3-5 % số lá, số bông cờ.

- Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 2-5% số cây, lá, nơi 6-8% số lá, số cây.

3. Cây lạc (chắc củ-thu hoạch)

- Sâu khoang, sâu cuốn lá gây hại rải rác, nơi cao 2-3 con/m2.

- Rệp gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 4-6% số cây.

- Bệnh đốm lá, rỉ sắt gây hại rải rác.

4. Cây cam (quả nhỏ)

- Nhóm nhện nhỏ (nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng) gây hại tăng, tỷ lệ hại phổ biến 2-3%, nơi cao 5-10%, cục bộ có nơi 15-20% số lá, quả. Diện tích nhiễm nhẹ 27,5 ha tại huyện Hàm Yên.

- Rệp sáp gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số cành, lá, quả.

- Bệnh thán thư, bệnh loét gây hại rải rác tỷ lệ hại phổ biến 2-4%, nơi cao 6-8% số lá, quả.

- Bệnh vàng lá thối rễ, bệnh xì mủ gây hại cục bộ có điểm 2-5% số cây.

- Bệnh ghẻ sẹo gây hại rải rác tỷ lệ hại phổ biến 2-4%, nơi cao 6-10% số lá, quả. Diện tích nhiễm nhẹ 5,5 ha tại huyện Hàm Yên.

5. Cây bưởi (quả nhỏ)

- Nhóm nhện nhỏ (nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng) gây hại tăng, tỷ lệ hại phổ biến 2-4%, nơi cao 6-8% số lá, quả.

- Bọ trĩ gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-6% số quả.

- Rệp gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-4% số lá, quả.

- Bệnh loét, ghẻ sẹo gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 6-7% số lá, quả.

- Bệnh vàng lá thối rễ gây hại cục bộ có điểm 1-2% số cây.

- Bệnh thán thư, bệnh xì mủ gây hại rải rác.

6. Cây nhãn (quả nhỏ)

- Bọ xít nâu tiếp tục gây hại, mật độ nơi cao 1-2 con/cành.

- Nhện lông nhung gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số lá.

- Bệnh thán thư gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 2-4% số lá.

- Bệnh chổi rồng gây hại rải rác.

7. Cây chè (ra búp-thu hái)

- Rầy xanh tiếp tục gây hại, tỷ lệ phổ biến 2-4%, nơi cao 5-10%, cục bộ 15-20% số búp. Diện tích nhiễm nhẹ 35 ha tại huyện Hàm Yên, Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang.

- Bọ cánh tơ tiếp tục gây hại, nơi cao 3-5% số búp, cục bộ 13-15% số búp. Diện tích nhiễm nhẹ 24,5 ha tại huyện Hàm Yên, Sơn Dương.

- Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 6-8% số búp, cục bộ 13-17% số búp. Diện tích nhiễm nhẹ 34 ha tại thành phố Tuyên Quang và huyện Sơn Dương.

- Nhện đỏ gây hại tăng, tỷ lệ hại nơi cao 6-7% số lá.        

- Bệnh thối búp, phồng lá gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-4% số lá.

8. Cây mía (phát triển lóng-vươn lóng)

- Bọ trĩ gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 2-3%, nơi cao 8-9% số cây, cục bộ 15-10% số cây.

- Bọ hung hại rải rác, nơi cao 1-2 con/hố.

- Sâu đục thân gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 2-3%, nơi cao 5-7% số cây. Diện tích nhẹ 13 ha tại huyện Sơn Dương.

- Bệnh than đen gây hại rải rác.

9. Cây chuối (ra hoa-quả xanh-thu hoạch)

- Sâu đục thân (bọ vòi voi) gây hại rải rác, mật độ nơi cao 3-4% số cây.

- Bệnh chùn ngọn gây hại rải rác, mật độ nơi cao 4-5% số cây.

- Bệnh đốm lá tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại phổ biến 2-3%, nơi cao 6-7% số lá.

- Bệnh héo rũ gây hại cục bộ, tỷ lệ hại phổ biến 2-4%, nơi cao 6-8% số lá.

10. Cây keo (rừng trồng 1-5 tuổi)

- Sâu ăn lá, bệnh thán thư gây hại rải rác.

- Bệnh chết héo tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số cây, cục bộ 5-6% số cây.

11. Cây bạch đàn (rừng trồng 1-5 tuổi)

- Sâu ăn lá tiếp tục gây hại rải rác.

- Bệnh đốm lá, khô ngọn tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 3-5%, nơi cao 6-7% số cây.

III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Cây lúa

1.1. Trà muộn (chín sáp-thu hoạch)

- Rầy lứa 3 tiếp tục gây hại mật độ phổ biến 500-600 con/m2, nơi cao 1.000-1.200 con/m2, cục bộ có điểm 2.000-3.000 con/m2,

- Sâu đục thân gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao cục bộ 0,5-2% số dảnh, bông.

- Sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 gây hại rải rác, nơi cao cục bộ 3-4 con/m2.

- Bọ xít dài gây hại rải rác, nơi cao 2-3 con/m2 cục bộ 5-8 con/m2, chủ yếu trưởng thành.

- Bệnh đen lép hạt gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 2-3% số hạt.

- Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ có điểm 1-2% số bông.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 2-4 % số lá, nơi cao 5-10%, cục bộ 15-20% số lá.

- Bệnh khô vằn tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 2-5%, nơi cao 8-10% số dảnh.

1.2. Mạ mùa sớm (mới gieo-2 lá)

- Tập đoàn rầy, ruồi gây hại rải rác, mật độ nơi cao 1-3 con/m2.

- Ốc bươu vàng gây hại rải rác.

- Bệnh nấm mốc, thối nhũn gây hại rải rác.

2. Ngô xuân (chín sáp-thu hoạch)

- Rệp gây hại rải rác, nơi cao 3-4 % số lá, số bông cờ.

- Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số cây, lá, nơi 8-10% số lá, số cây.

3. Cây lạc (chắc củ-thu hoạch)

- Sâu khoang, sâu cuốn lá gây hại rải rác, nơi cao 1-2 con/m2.

- Bệnh đốm lá, rỉ sắt gây hại rải rác.

4. Cây cam (quả nhỏ)

- Nhóm nhện nhỏ (nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng) gây hại tăng, tỷ lệ hại phổ biến 3-5%, nơi cao 10-15% số lá, quả.

- Rệp sáp gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 4-5% số cành, lá, quả.

- Bệnh thán thư, bệnh loét gây hại rải rác tỷ lệ hại phổ biến 2-4%, nơi cao 6-8% số lá, quả.

- Bệnh vàng lá thối rễ gây hại cục bộ có điểm 2-3% số cây.

 - Bệnh xì mủ gây hại rải rác.

- Bệnh ghẻ sẹo gây hại rải rác tỷ lệ hại phổ biến 2-5%, nơi cao 6-10% số lá, quả.

5. Cây bưởi (quả nhỏ)

- Nhóm nhện nhỏ (nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng) gây hại tăng, tỷ lệ hại phổ biến 2-5%, nơi cao 6-10% số lá, quả.

- Bọ trĩ gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-6% số quả.

- Rệp gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-6% số lá, quả.

- Bệnh loét, ghẻ sẹo gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 6-7% số lá, quả.

- Bệnh vàng lá thối rễ gây hại cục bộ có điểm 2-4% số cây.

- Bệnh thán thư, bệnh xì mủ gây hại rải rác.

6. Cây nhãn (quả nhỏ)

- Bọ xít nâu gây hại tăng, mật độ nơi cao 1-3 con/cành.

- Nhện lông nhung gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số lá.

- Bệnh thán thư gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 2-4% số lá.

- Bệnh chổi rồng gây hại rải rác.

7. Cây chè (ra búp-thu hái)

- Rầy xanh tiếp tục gây hại, tỷ lệ phổ biến 2-4%, nơi cao cục bộ 15-20% số búp.

- Bọ cánh tơ tiếp tục gây hại, nơi cao 3-5% số búp, cục bộ 12-15% số búp.

- Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 6-8% số búp.

- Nhện đỏ gây hại tăng, tỷ lệ hại nơi cao 6-10% số lá.      

- Bệnh thối búp, phồng lá gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số lá.

8. Cây mía (phát triển lóng)

- Bọ trĩ gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 2-3%, nơi cao 5-7% số cây.

- Bọ hung hại rải rác, nơi cao 1-2 con/hố.

- Sâu đục thân gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 2-4%, nơi cao 6-8% số cây, cục bộ 10-15% số cây.

- Bệnh than đen gây hại rải rác.

9. Cây chuối (ra hoa-quả xanh-thu hoạch)

- Sâu đục thân (bọ vòi voi) gây hại rải rác, mật độ nơi cao 4-5% số cây.

- Bệnh chùn ngọn gây hại rải rác, mật độ nơi cao 3-5% số cây.

- Bệnh đốm lá tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại phổ biến 2-5%, nơi cao 6-10% số lá.

- Bệnh héo rũ gây hại cục bộ, tỷ lệ hại phổ biến 2-4%, nơi cao 6-8% số lá.

10. Cây keo (rừng trồng 1-5 tuổi)

- Sâu ăn lá, bệnh thán thư gây hại rải rác.

- Bệnh chết héo tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số cây, cục bộ 5-6% số cây.

11. Cây bạch đàn (rừng trồng 1-5 tuổi)

- Sâu ăn lá tiếp tục gây hại rải rác.

- Bệnh đốm lá, khô ngọn tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 3-4%, nơi cao 6-7% số cây.

 

 

            IV. ĐỀ NGHỊ

Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố chỉ đạo cán bộ phụ trách địa bàn:

- Chỉ đạo nhân dân khẩn trương thu hoạch cây trồng vụ Xuân với phương châm xanh nhà hơn già đồng để hạn chế tổn thất sau thu hoạch.

- Huy động các phương tiện máy móc tập trung làm đất ngay khi thu hoạch lúa xuân để chuẩn bị gieo cấy lúa mùa trong khung thời vụ tốt nhất.

- Tăng cường bám sát địa bàn, phối hợp với các xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu, bệnh hại trên trên mạ mùa và các loại cây trồng, hướng dẫn nhân dân biện pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt cần lưu ý:

+ Tập đoàn rầy, ốc bươu vàng, chuột, bệnh nấm mốc, thối nhũn, lùn sọc đen, …gây hại trên mạ.

+ Nhóm nhện nhỏ, rệp, bệnh loét, ghẻ sẹo, bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ trên cây cam, bưởi.

+ Sâu đục thân, bệnh đốm lá, héo rũ trên cây chuối.

+ Rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ trên cây chè.

+ Bọ hung, sâu đục thân trên cây mía.

+ Bệnh chết héo trên cây keo.

+ Bệnh đốm lá, khô ngọn trên cây bạch đàn.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang trân trọng thông báo./.


DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ, TỶ LỆ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ SINH VẬT GÂY HẠI CHÍNH

Trong tuần 23 năm 2022

Cây trồng

Tên SVGH

GĐST

Mật độ/Tỷ lệ

Diện tích nhiễm (ha)

Mất trắng

So kỳ

trước

So

CKNT

DT

P. trừ

Phân bố

 

 

 

Phổ biến

Cao

Nhẹ

TB

Nặng

Tổng

 

(+/-)

(+/-)

 

 

 

Nhóm cây: Cây ăn quả

Cây có múi

Nhện nhỏ

Quả phát triển

 5

 20

20

7.5

0

27.5

0

7.0

-3.0

27.5

Hàm Yên

Bệnh sẹo

quả phát triển

 5

 10

5.5

0

0

5.5

0

3.0

-14.0

5.5

Hàm Yên

 

Nhóm cây: Cây CN lâu năm

Chè

Rầy xanh

Búp non - thu hái

 5 -  10

 10 -  15

29

6

0

35

0

26.5

-27.0

32

TP Tuyên Quang, Hàm Yên, Sơn Dương

Bọ xít muỗi

Búp non - thu hái

 6 -  8

 17

30

4

0

34

0

34.0

34.0

29

TP Tuyên Quang, Sơn Dương

Bọ cánh tơ  (bọ trĩ)

Búp non - thu hái

 5 -  6

 13 -  15

17.5

7

0

24.5

0

12.0

-60.0

24.5

Hàm Yên, Sơn Dương

 

Nhóm cây: Cây CN ngắn ngày

Mía

Sâu đục thân

Đẻ nhánh-vươn lóng

 8

 20

9

4

0

13

0

13.0

13.0

13

Sơn Dương

 

Nhóm cây: Lúa

Lúa

Bệnh khô vằn

chín sáp

 5 -  10

 25 -  30

85

0

0

85

0

22.0

85.0

85

Na Hang

Bọ xít dài (hôi)

chín sáp-Chín sữa

 3 -  5

 10 -  15

20

0

0

20

0

8.0

11.0

19

Na Hang, Yên Sơn

 

Chi cục TT&BVTV

Tin cùng chuyên mục