
Anh nam bên vườn cây Phật thủ
Nhiều năm, trên diện tích đất vườn đồi ấy, anh thường trồng ngô, trồng sắn nhưng thu nhập thấp, đến năm 2011 anh đầu tư hệ thống tưới, đồng thời cải tạo đất chuyển đổi sang trồng cây phật thủ và cam đường.
Anh Nam cho biết: Sau khi tham khảo tài liệu và đi tìm một số hộ trồng cây lâu năm để áp dụng vào gia đình. Cuối năm 2012, anh về Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương mua 200 gốc phật thủ và 1.400 gốc cam đường với giá 100 nghìn đồng/cây về trồng, sau gần 1 năm phật thủ cho thu hoạch, năm 2013, gia đình anh thu gần 400 triệu đồng, năm 2014 được khoảng 600 triệu đồng.
Theo anh Nam: Vườn cây ăn quả được như ngày hôm nay, một phần do anh đầu tư mua cây giống to nên cây hồi phục nhanh và phát triển mạnh, phần nữa, anh thường xuyên tận dụng phân trâu bò, lợn, gà của gia đình, thậm chí mua thêm của bà con trong thôn mang về ủ hoai mục bón cho cây. Với 200 gốc phật thủ, mỗi năm cắt 6 đến 7 lần, mỗi lần cắt hơn 20 thùng gửi về thị trường tiêu thụ Hà Nội. Phật thủ thường được phân thành 2 loại trước khi đóng hộp, hộp quả to, mẫu mã đẹp được đóng 25 quả/thùng, dao động từ 3 - 5 triệu đồng/thùng, hộp quả nhỏ bình quân 80 nghìn đồng/kg, vào những ngày giáp tết và rằm tháng riêng phật thủ lên đến 450 ngìn đồng/quả, thậm chí nhiều quả còn cao hơn nữa.
Thấy hiệu quả cao từ phật thủ đem lại, đầu năm 2014, anh nhận thầu 4 ha đất của Công ty chè Sông Lô trồng xen chanh tứ thời với phật thủ. Hiện nay 1.000 cây chanh tứ thời đã cho thu hoạch, lần đầu thu 400 kg với giá bán 20 nghìn đồng/kg được 8 triệu đồng, dự kiến từ lứa cắt thứ hai, chanh sẽ đạt từ 900 – 1.000 kg/lần thu, 1 năm thu 4 – 5 lần; phật thủ đã chuẩn bị cắt lứa thứ hai. Ước năm 2015 sẽ thu 600 triệu trở lên từ phật thủ và 80 triệu đồng từ chanh tứ thời, còn lại hơn 1.000 cây cam đường đã cho quả bói và 900 cây phật thủ mới trồng.
Miệt mài chịu khó cùng với sức khoẻ vốn có của bản thân, không chỉ chịu khó nghiên cứu sách vở, mà anh thường xuyên nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông địa phương và kinh nghiệm từ thực tế về cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, đặc biệt phòng trị diệt nấm bệnh lở cổ rễ thường xảy ra trên chân đất cát pha của gia đình, nên từ khi trồng vườn cây ăn quả của anh không bị sâu bệnh, luôn tươi tốt và sai trĩu quả. Ngoài ra, chủ động nguồn nước tưới cùng với thị trường tiêu thụ rộng mở cũng là nền tảng ổn định để anh phát triển sản xuất...
Mặc dù mới khởi nghiệp làm kinh tế nhưng thu nhập của gia đình anh đã đạt 5 - 6 triệu đồng/người/tháng, không những thế, anh tạo việc làm cho 4 lao động địa phương với mức thu nhập trên 4 triệu đồng/người/tháng. Cùng với trồng cây ăn quả, anh chị nuôi thêm trâu, gà thả vườn và chim bồ câu... Từ việc tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia đình anh Nam trở thành hộ sản xuất điển hình của thôn, được nhiều người học tập và làm theo với ước muốn Đội Cấn là địa chỉ tin cậy cho thương lái gần xa với vùng cây ăn quả có uy tín chất lượng. Trong thời gian tới anh ấp ủ ý tưởng sản xuất cây giống để cung ứng cho bà con địa phương góp phần cho ước muốn của mình sớm thành hiện thực./.
Anh Nam cho biết: Sau khi tham khảo tài liệu và đi tìm một số hộ trồng cây lâu năm để áp dụng vào gia đình. Cuối năm 2012, anh về Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương mua 200 gốc phật thủ và 1.400 gốc cam đường với giá 100 nghìn đồng/cây về trồng, sau gần 1 năm phật thủ cho thu hoạch, năm 2013, gia đình anh thu gần 400 triệu đồng, năm 2014 được khoảng 600 triệu đồng.
Theo anh Nam: Vườn cây ăn quả được như ngày hôm nay, một phần do anh đầu tư mua cây giống to nên cây hồi phục nhanh và phát triển mạnh, phần nữa, anh thường xuyên tận dụng phân trâu bò, lợn, gà của gia đình, thậm chí mua thêm của bà con trong thôn mang về ủ hoai mục bón cho cây. Với 200 gốc phật thủ, mỗi năm cắt 6 đến 7 lần, mỗi lần cắt hơn 20 thùng gửi về thị trường tiêu thụ Hà Nội. Phật thủ thường được phân thành 2 loại trước khi đóng hộp, hộp quả to, mẫu mã đẹp được đóng 25 quả/thùng, dao động từ 3 - 5 triệu đồng/thùng, hộp quả nhỏ bình quân 80 nghìn đồng/kg, vào những ngày giáp tết và rằm tháng riêng phật thủ lên đến 450 ngìn đồng/quả, thậm chí nhiều quả còn cao hơn nữa.
Thấy hiệu quả cao từ phật thủ đem lại, đầu năm 2014, anh nhận thầu 4 ha đất của Công ty chè Sông Lô trồng xen chanh tứ thời với phật thủ. Hiện nay 1.000 cây chanh tứ thời đã cho thu hoạch, lần đầu thu 400 kg với giá bán 20 nghìn đồng/kg được 8 triệu đồng, dự kiến từ lứa cắt thứ hai, chanh sẽ đạt từ 900 – 1.000 kg/lần thu, 1 năm thu 4 – 5 lần; phật thủ đã chuẩn bị cắt lứa thứ hai. Ước năm 2015 sẽ thu 600 triệu trở lên từ phật thủ và 80 triệu đồng từ chanh tứ thời, còn lại hơn 1.000 cây cam đường đã cho quả bói và 900 cây phật thủ mới trồng.
Miệt mài chịu khó cùng với sức khoẻ vốn có của bản thân, không chỉ chịu khó nghiên cứu sách vở, mà anh thường xuyên nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông địa phương và kinh nghiệm từ thực tế về cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, đặc biệt phòng trị diệt nấm bệnh lở cổ rễ thường xảy ra trên chân đất cát pha của gia đình, nên từ khi trồng vườn cây ăn quả của anh không bị sâu bệnh, luôn tươi tốt và sai trĩu quả. Ngoài ra, chủ động nguồn nước tưới cùng với thị trường tiêu thụ rộng mở cũng là nền tảng ổn định để anh phát triển sản xuất...
Mặc dù mới khởi nghiệp làm kinh tế nhưng thu nhập của gia đình anh đã đạt 5 - 6 triệu đồng/người/tháng, không những thế, anh tạo việc làm cho 4 lao động địa phương với mức thu nhập trên 4 triệu đồng/người/tháng. Cùng với trồng cây ăn quả, anh chị nuôi thêm trâu, gà thả vườn và chim bồ câu... Từ việc tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia đình anh Nam trở thành hộ sản xuất điển hình của thôn, được nhiều người học tập và làm theo với ước muốn Đội Cấn là địa chỉ tin cậy cho thương lái gần xa với vùng cây ăn quả có uy tín chất lượng. Trong thời gian tới anh ấp ủ ý tưởng sản xuất cây giống để cung ứng cho bà con địa phương góp phần cho ước muốn của mình sớm thành hiện thực./.
Nguyễn Thị Chung – Trung tâm Khuyến nông