1.1. Lúa mùa sớm-lúa mùa chính vụ: Làm đòng-trỗ bông-phơi màu.
- Bọ xít dài tiếp tục gây hại cục bộ mật độ phổ biến 1-3 con/m2, nơi cao 4-8 con/m2, cá biệt 10-20 con/m2;
- Sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại diện rộng nếu không phòng trừ sẽ gây trắng lá, mật độ phổ biến 10-15 con/m2, nơi cao 30-50 con/m2;
- Sâu đục thân 2 chấm tiếp tục gây hại rải rác mật độ nơi cao 1-3 % số dảnh, bông bạc;
- Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 6 tiếp tục gây hại đến cuối tháng 8 hại diện rộng và sẽ gây cháy ổ vào đầu tháng 9 nếu không phòng trừ kịp thời đặc biệt là trên
các giống nhiễm. Mật độ phổ biến 300-500 con/m2; nơi cao 800-2.000 con/m2, nơi cục bộ 3.000-5.000 con/m2;
- Bệnh khô vằn tiếp tục gây hại hại tăng trên lúa diện xanh tốt, bón thừa đạm, tỷ lệ hại phổ biến 5-10%, nơi cao 10-20% số dảnh, cục bộ 40-60% số dảnh;
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại sau cơn mưa dông, bão, vùng bị lũ quét đi qua trên các giống nhiễm Tạp giao 1, nhị ưu 838... tỷ lệ bệnh phổ biến 3-5 % số lá, nơi cao 10-20% số lá, cục bộ 30-50% số lá;
- Bệnh thối thân gây hại cục bộ tỷ lệ hại phổ biến 3-5 % số dảnh, nơi cao 8-10 % số dảnh, cục bộ 20-30 % số dảnh;
- Chuột hại cục bộ tại một số ruộng, tỷ lệ hại phổ biến 1-3 % số dảnh, nơi cao 5-10 % số dảnh, cục bộ 15-20 % số dảnh.
1.2. Lúa mùa muộn: Đẻ nhánh - đứng cái
- Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 6 tiếp tục nở rộ và gây hại diện rộng, mật độ phổ biến 400-500 con/m2, nơi cao 1.000-2.000 con/m2, cục bộ 3.000-5.000 con/m2.
Nếu không phòng trừ sẽ có khả năng gây cháy ổ;
- Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 tiếp tục nở và gây hại diện rộng, mật độ phổ biến 5-10 con/m2 nơi cao 20-50 con/m2; cá biệt > 50 con/m2. Nếu không phòng trừ sẽ gây trắng lá;
- Sâu đục thân 2 chấm lứa 5 tiếp tục nở và gây hại diện hẹp, mật độ nơi cao 1-2 con/m2; tỷ lệ hại 1-3 % số dảnh;
- Bệnh khô vằn tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 5-10, nơi cao 15-30 % số dảnh;
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại sau cơn mưa dông, bão, vùng bị lũ quét đi qua trên các giống nhiễm Tạp giao 1, nhị ưu 838... tỷ lệ bệnh phổ biến 2-3% số lá, nơi cao 10-20 % số lá;
2. Cây ngô hè thu
- Sâu cắn nõn, sâu đục thân gây hại rác, mật độ nơi cao 1-2 con/m2.
- Bệnh đốm lá, khô vằn gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 5-10 % số lá.
3. Cây lạc, đậu tương
- Sâu cuốn lá, sâu khoang gây hại rải rác, mật độ nơi cao 2-3 con/m2;
- Bệnh đốm lá, gỉ sắt, héo xanh gây hại rải rác, tỷ lệ hại thấp.
4. Cây chè
- Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 5-8 % số búp;
- Rầy xanh, bọ trĩ tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 5-10 %, nơi cao 20 - 30 % số búp;
- Nhện đỏ tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 3-5 %, nơi cao 10-20 % số lá.
5. Cây cam, quýt
- Sâu vẽ bùa, rệp muội tiếp tục gây hại tỷ lệ hại nơi cao 3-5 % số lá;
- Sâu đục thân hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-2 % số cây;
- Tập đoàn nhện đỏ và nhện rám vàng, trắng tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 3-5 % nơi cao 20-30 % số lá, quả;
- Bệnh sẹo, bệnh loét, thán thư quả tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 10-20 % lá, quả.
6. Cây mía
- Châu chấu tiếp tục gây hại mật độ phổ biến 2-3 con/m2, nơi cao 5-8 con/m2
- Sâu đục thân tiếp tục gây hại tỷ lệ hại phổ biến 3-5 % nơi cao 10-15 % số cây;
- Bọ hung, xén tóc gây hại tăng, mật độ nơi cao 2-3 con/hố;
- Bọ trĩ gây hại phổ biến 5-7 % số lá, hại nơi cao 20-30 % số lá;
- Rệp xơ trắng tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 5-10 % số cây, cá biệt 15-20% số cây;
- Bệnh than đen tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 3-5 % số cây.
7. Cây nhãn, vải
- Bọ xít nâu hại tăng mật độ phổ biến 1-2 con/cành, nơi cao 3-4 con/cành;
- Nhện lông nhung, sâu đục gân lá gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 3-5 % số cành, số lá;
- Bệnh chổi rồng gây hại rải rác.
8. Cây lâm nghiệp
- Sâu ăn lá gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-2 % số lá;
- Bệnh lở cổ rễ, phấn trắng hại rải rác, nơi cao 5-8 % số cây (vườn ươm);
- Bệnh chết héo gây hại rải rác trên cây keo 1-5 tuổi;
- Bệnh vàng lá, thối rễ gây hại rải rác trên keo 1 tuổi, tỷ lệ hại nơi cao 1-2 % số cây.
Chi cục BVTV