1. Cây lúa:
1.1. Mạ mùa: 1-3 lá- xúc cấy
- Tập đoàn rầy gây hại rải rác, mật độ nơi cao 10-20 con/m2;
- Sâu đục thân 2 chấm gây hại xuất hiện rải rác;
1.2. Lúa mùa sớm: Hồi xanh-đẻ nhánh
- Sâu bệnh hại thấp.
2. Cây Ngô
2.1. Ngô xuân (chín - thu hoạch)
- Sâu đục thân, đục bắp gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 1-2 % số cây, nơi cao 4-7 % số cây, số bắp;
- Bệnh đốm lá nhỏ gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 3-5 % số lá, nơi cao 10-20 % số lá;
- Chuột gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-2 % số bắp.
2.2. Ngô hè thu: mới gieo-1 lá; Sâu bệnh hại thấp.
3. Cây chè
- Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 10-20 % số búp;
- Rầy xanh, bọ trĩ tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 4-7 %, nơi cao 10-30 % số búp;
- Nhện đỏ tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 3-5 %, nơi cao 10-20 % số lá.
4. Cây cam, quýt
- Sâu vẽ bùa, rệp muội tiếp tục gây hại tỷ lệ hại nơi cao 3-5 % số lá;
- Sâu đục thân hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-2 % số cây;
- Tập đoàn nhện đỏ và nhện rám vàng, trắng tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 3-5 % nơi cao 10-20 % số lá, quả;
- Bệnh sẹo, bệnh loét, thán thư quả tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 10-20 % lá, quả.
5. Cây mía
- Sâu đục thân tiếp tục gây hại tỷ lệ hại phổ biến 2-4 % nơi cao 10-15% số cây;
- Bọ hung, xén tóc gây hại tăng, mật độ nơi cao 2-3 con/hố;
- Bọ trĩ gây hại phổ biến 5-7 % số lá, hại nơi cao 20-30 % số lá;
- Rệp xơ trắng tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 5-10 % số cây;
- Bệnh than đen, trắng lá tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 8-15 % số cây.
6. Cây nhãn, vải
- Bọ xít nâu hại tăng mật độ phổ biến 2-3 con/cành, nơi cao 5-6 con/cành;
- Bệnh sương mai, thán thư hại rải rác, nơi cao 5-10 % số quả;
- Nhện lông nhung gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 3-5 % sô cành;
- Bệnh chổi rồng gây hại rải rác.
7. Cây lâm nghiệp
- Sâu ăn lá tiếp tục gây hại trên cây keo, tỷ lệ hại nơi cao 2-4 % số lá;
- Bệnh lở cổ rễ, phấn trắng hại rải rác, nơi cao 5-8 % số cây (vườn ươm);
- Bệnh chết héo gây hại rải rác trên cây keo 1-5 tuổi;
- Bệnh vàng lá, thối rễ gây hại rải rác trên keo 1 tuổi, tỷ lệ hại nơi cao 1-2 % số cây;
- Ong ăn lá tiếp tục hoá nhộng mật độ phổ biến 5-7 con/cây, nơi cao 10 con/cây;
- Bọ que tiếp tục gây hại trên cây keo, mật độ phổ biến 5-10 con/m2, nơi cao cục 20-30 con/m2.
IV. ĐỀ NGHỊ
Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố:
- Thực hiện tốt công tác điều tra, phát hiện sâu bệnh hại trên các cây trồng;
- Phối hợp chặt chẽ với Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế Thành phố, Trạm khuyến nông các huyện, thành phố kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và hướng dẫn phun trừ những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh hại cao có hiệu quả.
Chú ý: Trên mạ mùa tập đoàn rầy, bướm sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ. Sâu đục thân, bọ trĩ, bọ hung trên cây mía. Nhện đỏ, nhện trắng, rám vàng, thán thư,
bệnh sẹo gây hại trên cam; Rầy xanh, bọ trĩ , nhện gây hại trên chè.
Thực hiện tốt công tác quản lý thuốc BVTV, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo thời gian cách ly./.