1. Cây lúa: Trà xuân muộn (Trỗ bông -chín sáp-chín)
- Sâu cuốn lá nhỏ gây rải rác, mật độ nơi cao 3-5 con/m2;
- Bọ xít dài gây hại, mật độ phổ biến 1-2 con/m2, nơi cao 6-8 con/m2;
- Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 3 tiếp tục gây hại mật độ 300-500 con/m2, nơi cao 800-1.500 con/m2;
- Sâu đục thân 2 chấm tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 3-5 % số dảnh;
- Bệnh đạo ôn cổ bông tiếp tục gây hại trên các giống nhiễm BC 15 nếp...tỷ lệ hại nơi cao 3-5 % số bông;
- Bệnh bạc, đốm sọc vi khuẩn lá gây hại cục bộ một số ruộng bị mưa dông tỷ lệ hại nơi cao 2-3 lá, nơi cao 3-5% số lá;
- Bệnh khô vằn có khả năng gây hại tăng, tỷ lệ hại phổ biến 4-6 %, nơi cao 20-50 % số dảnh.
2. Cây Ngô xuân
- Sâu đục thân, bắp gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 2-4 % nơi cao 8-10% số cây, số bắp;
- Rệp muội gây hại tỷ lệ hại nơi cao 3-5 % số bắp;
- Bệnh đốm lá nhỏ, bệnh khô vằn gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 5-7 % số lá, số cây.
3. Cây lạc, đậu tương xuân
- Sâu đục quả gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-3 % số quả;
- Bệnh gỉ sắt tiếp tục gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-2 % số lá.
4. Cây chè
- Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 10-20 % số búp;
- Rầy xanh, bọ trĩ tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 4-7 %, nơi cao 10-30% số búp;
- Nhện đỏ tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 3-5 %, nơi cao 10-20% số lá.
5. Cây cam, quýt
- Sâu vẽ bùa, rệp muội tiếp tục gây hại tỷ lệ hại nơi cao 3-5 % số lá;
- Sâu đục thân hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-2 % số cây;
- Tập đoàn nhện đỏ và nhện rám vàng, trắng tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại phổ biến 3-5 % nơi cao 10-20 % số lá, quả;
- Bệnh sẹo, bệnh loét, thán thư quả tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 8-12 % lá, quả.
6. Cây mía
- Sâu đục thân tiếp tục gây hại tỷ lệ hại phổ biến 2-4 % nơi cao 10-15% số cây;
- Bọ hung, xén tóc gây hại tăng, mật độ nơi cao 2-3 con/hố;
- Bọ trĩ gây hại phổ biến 5-7 % số lá, hại nơi cao 20-30 % số lá;
- Bệnh than đen, trắng lá tiếp tục gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 8-15 % số cây.
7. Cây nhãn, vải
- Bọ xít nâu hại tăng mật độ phổ biến 2-3 con/cành, nơi cao 5-6 con/cành;
- Bệnh sương mai, thán thư hại rải rác, nơi cao 5-10% số quả;
- Bệnh chổi rồng gây hại rải rác.
8. Cây lâm nghiệp
- Sâu ăn lá tiếp tục gây hại trên cây keo, tỷ lệ hại nơi cao 2-4 % số lá;
- Bệnh lở cổ rễ, phấn trắng hại rải rác, nơi cao 5-8 % số cây (vườn ươm);
- Bệnh chết héo gây hại rải rác trên cây keo 1-5 tuổi;
- Ong ăn lá tiếp tục hoá nhộng mật độ phổ biến 5-7 con/cây, nơi cao 10 con/cây;
- Bọ que tiếp tục gây hại trên cây keo, mật độ phổ biến 10-20 con/m2, nơi cao cục 50-60 con/m2.